Thanh niên 9X thu nhập 300 triệu/ tháng chia sẻ bí quyết kinh doanh thành công: “Đừng chê những thứ kiếm ra lợi nhỏ, cũng đừng ngại đến những thị trường xa xôi, hẻo lánh.”

· Tháng Mười Hai 2, 2019

Spread the love
Thị trường là do chính mình “đào” ra, thế nên đừng ngại đến những nơi xa xôi, hẻo lánh. Hành động là cách nhanh nhất để dẫn đến thành công.

(01)

Chào các bạn, tôi tên là Minh, năm nay 28 tuổi. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh thành công của tôi cho những bạn nào cần. Mong rằng có thể giúp ít được các bạn ít nhiều trên bước đường đi đến thành công.

Kể từ năm 18 tuổi, vì điều kiện gia đình không cho phép, tôi đã xin nghỉ học, đi làm đủ thứ nghề: từ phục vụ nhà hàng, đến bán hàng tiếp thị, từ giúp việc phòng bếp đến phát tờ rơi ngoài đường… Gần như công việc chân tay nào tôi cũng đã từng thử qua.

Đi làm công cho người khác, thật sự rất vất vả. Thế nên, sau 5 năm, tôi dùng số tiền tiết kiệm được mướn mặt bằng và tự mở một quán ăn.

Kinh doanh trong một năm đầu không có lợi nhuận nhiều, nhưng cũng may mắn là chưa có ngày nào bị lỗ. Nhưng mà sau đó một năm, ở nơi tôi đang sinh sống, có nhiều người mở quán ra cạnh tranh. Bởi vì người ta thường xuyên tổ chức các hoạt động giảm giá cho những khách hàng đến thường xuyên, nên chuyện làm ăn của tôi dần kém.

Tôi cũng cố gắng cải thiện mọi thứ: từ món ăn, đến phong cảnh trong quán, cũng phát phiếu giảm giá và thêm nhiều ưu đãi, nhưng vẫn không cạnh tranh lại.

Vì thiếu kinh nghiệm kinh doanh, sau đó quán tôi lỗ nặng, phải đóng cửa dừng bán.

24 tuổi, tôi lại tiếp tục quay về việc đi bán hàng rong. Lần này, tôi tự mình đẩy một xe bán bánh tiêu, bánh bao chiên bán cho những công nhân, nhân viên đi làm sớm chưa kịp ăn sáng; và các em học sinh…

Đi bán buổi sáng, còn mỗi tối về nhà tôi liền nghiên cứu và đọc thêm những quyển sách dạy nấu ăn, tìm ra cách nhào bột đúng để làm bánh ngon hơn.

Suốt 2 năm, nhiều người thường hỏi tôi sao không buôn bán cái gì cho lời nhiều một chút: như bán quần áo, bán thịt, bán đồ gia dụng… Tôi chỉ mỉm cười lắc đầu mà không nói gì.

Muốn thành công, bạn không chỉ cần phải xác định rõ khả năng của mình đến đâu (hiện có bao nhiêu vốn, có khả năng gì đặc biệt…) mà còn cần phải hiểu rõ bản thân mình sẽ phù hợp với việc gì.

Có nhiều người cả đời còn chưa thành công, bởi vì một nguyên nhân: Làm sai nghề. Họ căn bản không biết bản thân mình phù hợp với lĩnh vực nào. Nghe người này khuyên cái này liền làm theo, thấy người kia làm cái đó lợi nhuận cao nên liền bắt chước theo.

Bản thân tôi phù hợp với con đường tích lũy, tinh thần kinh doanh “chậm”. Nghĩa là tôi lựa chọn hình thức kiếm món lợi nhỏ trước, được rồi mới leo qua đi trên con đường lớn hơn.

Lúc đầu, từ lời mấy chục ngàn/ ngày, tiền lời tôi kiếm được dần tăng lên thành mấy trăm ngàn/ ngày, rồi đến hơn một triệu/ngày, có khi còn nhiều hơn nữa.

Năm 26 tuổi, tôi lại tiếp tục kinh doanh lần hai. Lần này, tôi tự mở một tiệm bánh của riêng mình. Nhờ có “bí quyết” riêng mà bản thân tự mày mò học được trong suốt 2 năm qua, tôi có một lượng thực khách cố định, không bị mất đi như lúc trước.

Tôi cũng kết nối với những người bán lẻ để bỏ mối cho họ. Đồng thời, mướn thêm người để mở rộng chi nhánh ở nhiều nơi hơn.

Hiện nay, công việc kinh doanh của tôi đã đi vào quỹ đạo ổn định, vừa bán online, vừa bỏ hàng cho những người khác, lại mở nhiều chi nhánh hơn. Thu nhập đều đặn 300 triệu/ tháng.

Muốn kinh doanh, bạn không chỉ cần hiểu rõ thị trường, còn cần nên hiểu rõ chính mình.

(02)

Bạn tôi, Hồng Hạnh, là một giáo viên tiểu học dạy ở ngoại ô thành phố. Lúc mới ra trường, công việc của cô ấy cũng khá ổn định. Nhưng sau 2 năm, cô ấy lại đột nhiên bị phân công về những vùng xa xôi, hẻo lánh.

Những giáo viên khác không muốn nên đã chuyển ngành, chỉ còn Hồng Hạnh và vài đồng nghiệp chuẩn bị hành trang lên đường, về một trường học nằm trên một vùng núi ở Quảng Trị.

Lúc mới bắt đầu, bọn họ chỉ lo cố gắng thích nghi với hoàn cảnh sống và tìm ra cách truyền đạt kiến thức nhanh nhất đến cho các em nhỏ chứ chưa có suy nghĩ gì về việc kinh doanh cả.

Hơn một năm sau, Hồng Hạnh mới phát hiện ra, những người dân và các em nhỏ ở vùng núi thật sự rất yêu lao động. Thế nên, trong đầu cô chợt nảy ra một suy nghĩ, có thể họ không phải là những khách hàng nhiều tiền, nhưng chắc chắn sẽ là nguồn sản xuất tốt nhất.

Do đó, Hồng Hạnh chủ động dạy bọn họ cách đan lát thủ công, kết hợp thêm vài họa tiết dân tộc hoặc cảnh vật đặc sắc riêng. Cô về thành phố, tìm đến các cửa hàng bán đồ lưu niệm cho người nước ngoài để bán lại.

Số tiền lời đầu tiên họ kiếm được không nhiều, nhưng càng về sau, việc mua bán đôi bên càng thuận lợi.

May mắn thay, đến năm 2018, Hồng Hạnh vô tình quen được một vị khách du lịch, người đó lại là chủ của nhiều cửa hàng thủ công nổi tiếng ở TP. HCM, và anh ta đồng ý sẽ mua lại một lượng hàng lớn từ Hồng Hạnh.

Hiện tại, cô không chỉ kiếm được số tiền không nhỏ, còn giúp cho người dân quanh vùng cải thiện được tình hình kinh tế của mình.

Bạn thấy đấy, thị trường là do chính mình “đào” ra, thế nên đừng ngại đến những nơi xa xôi, hẻo lánh.

Chỉ có đi rồi, bạn mới có thể học hỏi, mới biết nơi đó phù hợp để làm việc gì, và bạn phù hợp làm cái gì. Từ đó, tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

Hành động là cách nhanh nhất để dẫn đến thành công.

You may also like...